Lưu ý khi thiết kế giếng trời cho công trình của bạn

Lưu ý khi thiết kế giếng trời

Lưu ý khi thiết kế giếng trời: Giếng trời là một giải pháp kiến trúc thông minh, mang lại nhiều lợi ích như từ nhiên hoá không gian sống, tăng cường lưu thông khí và độ thẩm mỹ cho nhà ống. Tuy nhiên, nếu không được thi công và bố trí hợp lý, giếng trời có thể gây nhiều phiền toái cho gia chủ. Dưới đây là những lưu ý quan trọng cần biết khi xây dựng giếng trời.

Lưu ý khi thiết kế giếng trời

1. Xác định vị trí và cao độ giếng trời

Giếng trời là một “ô cửa sổ” hướng thẳng lên trời, do đó, vị trí bố trí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả lấy sáng, thông gió và độ thoáng khí trong nhà. Nếu đặt giếng trời ở những khu vực nhạy cảm như phòng ngủ, phòng vệ sinh hoặc phòng thay đồ, mùi và tiếng ồn từ môi trường bên ngoài có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sống.

Gia chủ nên xác định hướng nhà và xem xét bối cảnh xung quanh để tìm vị trí giếng phù hợp. Thông thường, giếng trời được bố trí giữa hoặc cuối nhà, giúp ánh sáng trải đều toàn bộ không gian cần thiết. Gia chủ cũng cần tránh đặt giếng trời ở những vị trí mất riêng tư hoặc gần khu vực có khí thải.

Nếu nhà bạn ở khu dân cư đông đúc, các tầng cao của công trình lân cận có thể nhìn thẳng xuống giếng trời của bạn, gây mất sự riêng tư. Do đó, hãy bảo đảm cao độ giếng trời đủ để giảm thiểu nhược điểm này.

Xem thêm: Dịch vụ xây nhà trọn gói tại Phan Thiết

Lưu ý khi thiết kế giếng trời

2. Lựa chọn vật liệu làm mái che

Mái che giếng trời ảnh hưởng đến chất lượng ánh sáng đi vào nhà, do đó việc chọn loại mái che phù hợp là vô cùng quan trọng. Trên thị trường hiện nay, có 2 loại mái che chính: mái che di động và cố định.

Nếu mái che sử dụng vật liệu mỏng hoặc kém chất lượng, đồ nội thất gần giếng trời có thể nhanh chóng xuống cấp, phai màu do đón nắng trực tiếp. Ngược lại, nếu sử dụng vật liệu kính mờ hoặc đục, phòng sẽ bị tối và ngột ngạt.

Nên dùng kính an toàn 2 lớp với khả năng cách nhiệt và chống trộm tốt, tuy nhiên chi phí sẽ cao hơn so với các loại vật liệu khác. Đối với những gia chủ muốn tiết kiệm, tấm polycarbonate đặc có thể là một lựa chọn phù hợp nhờ khả năng lấy sáng và chịu nhiệt tốt. Tuy nhiên, độ dày của tấm polycarbonate phải từ 4-6 mm trở lên, và chất liệu này thường xuống màu sau 5-7 năm.

Ngoài ra, tôn trong suốt, kính cường lực, ngói thuỷ tinh và gạch kính cũng là những lựa chọn phổ biến khác, tùy thuộc vào ngân sách và nhu cầu của gia chủ.

3. Bảo đảm an ninh, an toàn khi làm giếng trời

Giếng trời mở (không có mái che) thường được kết hợp với khu vườn trong nhà hoặc khoảng thông tầng, giúp tăng cường đối lưu không khí. Tuy nhiên, việc không có mái che sẽ tạo ra những khoảng hở, gây nguy hiểm về an ninh, an toàn.

Gia chủ nên lắp khung bảo vệ như một “cánh cửa” phía trên giếng trời để ngăn chắn kẻ gian đột nhập. Khung bảo vệ này có thể được thiết kế đẹp mắt, tạo hiệu ứng ánh sáng phản chiếu xuống sàn nhà. Ngay cả đối với giếng trời đóng, gia chủ vẫn nên lắp khung bảo vệ bên dưới mái che để tăng cường an toàn.

4. Hệ thống cấp thoát nước

Hệ thống cấp thoát nước là một yếu tố quán trọng, đặc biệt đối với giếng trời mở. Gia chủ cần đảm bảo rằng nước mưa không bị tràn vào các khu vực khác trong nhà. Hệ thống thoát nước tốt còn giúp gia chủ yên tâm, thoải mái khi tưới cây ở khu vườn dưới giếng trời.

Xây dựng giếng trời không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn là yếu tố giúp cải thiện không gian sống. Tuy nhiên, gia chủ cần làm rõ mục đích sử dụng và tuân thủ những nguyên tắc trong thiết kế, vật liệu và hẹ mục an ninh để tối ưu hoá công năng giếng trời.

Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Huy Gia (HuyGiaCons)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

.
.
.