Tường nhà không chỉ là phần cấu trúc bảo vệ mà còn quyết định tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Tuy nhiên, nếu việc tô trát không được thực hiện đúng kỹ thuật, sẽ dễ dàng gặp các vấn đề như tường bị nứt, bong bộp, gây ảnh hưởng đến chất lượng và vẻ đẹp của công trình. Hãy cùng Xây Dựng Huy Gia sẽ chia sẻ những lưu ý quan trọng khi thực hiện tô trát tường để đảm bảo công trình hoàn thiện đạt chất lượng tốt nhất.
I. Vai Trò Quan Trọng Của Kỹ Thuật Trát Tường Trong Xây Dựng
1. Công Năng Của Tường Trong Công Trình
Tường nhà chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các yếu tố môi trường như mưa, nắng, gió, bụi. Do đó, bề mặt tường cần được trát kỹ lưỡng để tạo nên một lớp bảo vệ chắc chắn trước các tác động này. Kỹ thuật trát tường đúng không chỉ tạo ra bề mặt phẳng đẹp, giúp lớp sơn phủ lên đều màu mà còn giúp tăng khả năng chống thấm, chống nhiệt và chống ẩm hiệu quả.
2. Hậu Quả Của Kỹ Thuật Trát Tường Không Đúng
Nếu quy trình trát tường không được thực hiện đúng kỹ thuật, sẽ dễ dàng xảy ra các vấn đề như:
- Tường bị nứt xé, nứt chân chim, hoặc nứt dọc theo các kết cấu bê tông, ống điện âm tường.
- Tường bị bong bộp, không phẳng, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
- Tường dễ bị thấm nước từ ngoài vào, gây hư hại lớp sơn và vật liệu bên trong.
Xem thêm: Dịch vụ xây nhà trọn gói tại Phan Thiết
II. Quy Trình Tô Trát Tường Đúng Kỹ Thuật
Để đảm bảo chất lượng của công trình, cần áp dụng kỹ thuật trát tường theo quy trình chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đến khi hoàn thiện.
1. Các Yêu Cầu Trước Khi Tiến Hành Trát Tường
- Thời gian: Sau khi xây tường khoảng 2 ngày thì mới nên tiến hành trát.
- Công tác lắp đặt: Đảm bảo đã lắp đặt các hệ thống dây ngầm như điện, nước, cáp truyền hình trước khi trát.
- Chuẩn bị bề mặt: Cần chèn kín các lỗ hở, làm phẳng bề mặt tường và vệ sinh kỹ càng để loại bỏ bụi bẩn,….
- Lắp lưới thép chống nứt: Tại các vị trí tiếp giáp giữa kết cấu bê tông và tường, cần đóng lưới thép để giảm nguy cơ nứt.
2. Công Tác Chuẩn Bị Dụng Cụ, Vật Liệu Và Mặt Bằng
- Dụng cụ cần thiết: Bay, bàn xoa, thước, xẻng, xe rùa.
- Chuẩn bị mặt bằng: Kiểm tra mặt phẳng, vệ sinh bề mặt trát, tưới nước nhẹ nhàng.
- Nguyên vật liệu: Chọn xi măng, cát, nước và các phụ gia chất lượng để đảm bảo độ bám dính của lớp trát.
3. Quy Trình Trộn Vữa
- Sàng lọc cát: Sàng qua lưới để loại bỏ các tạp chất, tránh tạo vết nứt sau này.
- Trộn vữa theo tỷ lệ chuẩn: Thông thường, vữa được trộn theo tỷ lệ 1 bao xi măng: 10 thùng cát. Trộn đều bằng máy trộn để đảm bảo chất lượng.
4. Các Yêu Cầu Kỹ Thuật Khi Trát Tường
- Ghém tường tạo mốc trát: Sử dụng dây dọi hoặc máy laser để kiểm tra vị trí, độ dày lớp vữa.
- Lắp đặt hệ thống kỹ thuật: Cố định các hệ thống điện, nước, dây cáp trước khi tiến hành trát.
- Tô lớp vữa: Vữa được phết lên tường với độ dày từ 10-15mm. Nếu cần lớp vữa dày hơn, nên trát từng lớp mỏng và để lớp trước khô hoàn toàn.
- Xoa bề mặt: Sau khi trát, sử dụng bàn xoa để tạo mặt phẳng và giúp lớp vữa bám chắc vào tường.
5. Bảo Dưỡng Sau Khi Tô Trát
Tường sau khi trát cần được tưới nước để bảo dưỡng từ 2-3 ngày, đặc biệt quan trọng trong điều kiện thời tiết khô hanh, giúp tránh hiện tượng nứt nẻ.
III. Tiêu Chuẩn Đánh Giá Chất Lượng Tường Tô Trát
Để đảm bảo lớp trát đạt chất lượng, cần kiểm tra các yếu tố sau:
- Độ chính xác kích thước: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao của tường phải theo đúng thiết kế.
- Độ bám dính của vữa: Lớp vữa phải bám chắc, không bong bộp.
- Bề mặt trát phẳng mịn: Sai lệch cho phép là từ 1-1,5mm.
- Độ sắc nét của cạnh và góc: Các góc phải vuông vức, các cạnh phải thẳng.
Kỹ thuật tô trát tường đúng cách không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn quyết định tuổi thọ và chất lượng của công trình. Nếu bạn đang chuẩn bị xây dựng hoặc sửa chữa nhà, hãy liên hệ với Xây Dựng Huy Gia để đảm bảo quy trình thi công đúng chuẩn, mang lại công trình bền đẹp, chất lượng cao.
Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Huy Gia (HuyGiaCons)
- Địa chỉ: Số 24, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Phú Thủy, Phan Thiết, Bình Thuận
- Hotline: 0868222272 | 0938059652
- Email: ctyhuygia@gmail.com
- MST: 3401184222
- Facebook: Xây Dựng Huy Gia
Có thể bạn quan tâm:
Lưu ý khi thiết kế giếng trời cho công trình của bạn
Lưu ý khi thiết kế giếng trời: Giếng trời là một giải [...]
Cải tạo nâng tầng nhà cần chú ý những gì?
Cải tạo nâng tầng nhà cần chú ý những gì?. Cải [...]
Vị trí nào nên xây tường 10, tường 20
Vị trí nào nên xây tường 10, tường 20: Khi xây dựng [...]
Cách giám sát đổ bê tông sàn nhà ở
Cách giám sát đổ bê tông sàn nhà ở: Việc giám [...]
Cách tính số lượng gạch xây nhà
Cách tính số lượng gạch xây nhà: Xây nhà là một trong [...]
Cách đổ bê tông cột đúng kỹ thuật và các vấn đề thường gặp
Cách đổ bê tông cột đúng kỹ thuật: Đổ bê tông cột [...]